fbpx

Vòng Bảo Nhi

Vòng đeo tay phong thủy bảo vệ bé yêu làm từ trầm hương

Blog

Vòng Dâu Tằm vs Vòng Trầm Hương: Nên Chọn Cái Nào Cho Bé Yêu?

vòng bảo nhi trầm tuệ

Theo quan niệm dân gian của giới bình dân, cho bé đeo vòng dâu tằm nhằm mục đích tránh tà ma, giật mình.. Tuy nhiên, liệu vòng dâu tằm có tác dụng hơn, quý hơn vòng trầm hương không? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Vòng dâu tằm trong quan niệm bình dân

Vòng dâu tằm

Vòng dâu tằm không phải là một vật quá xa lạ với các bà mẹ bỉm sữa, đặc biệt khi mẹ có con dưới một tuổi. Chiếc vòng này còn được xem như là một trong những món quà phổ biến nhất mà nhiều người mua tặng cho các em bé mới chào đời.

Trong dân gian, cành dâu tằm được cho là có khả năng trừ tà nên khi đeo cho bé một chiếc vòng dâu tằm sẽ giúp đẩy những vía nặng xung quanh để bé hết khóc dạ đề, không bị giật mình. Tuy chưa có một nghiên cứu khoa học nào về vấn đề này nhưng trong niềm tin của nhiều bà mẹ, chiếc vòng dâu tằm giống như tấm bùa hộ mệnh cho bé và “có kiêng có lành”. Ngay từ khi bé mới sinh, mẹ có thể đeo vào cổ tay, chân của bé.

Nguyên liệu để làm một chiếc vòng dâu tằm khá đơn giản, thường là cành dâu bánh tẻ đã tước vỏ phơi khô. Từng đoạn nhỏ của cành dâu sẽ được tiện tròn bằng máy thành những hạt vòng đủ kích thước, hình tròn hay bầu dục. Các hạt dâu tằm sau đó được luồn vào một sợi chỉ đỏ, với ngụ ý về sự may mắn.

Đã là vòng đeo thì là một món đồ trang sức, nhưng vòng dâu tằm thì không mang mục đích làm đẹp nhiều mà chủ yếu mang ý nghĩa tâm linh là chính. Hiện tại, trên thị trường vòng dâu tằm bán rất phổ biến, tuy nhiên đa phần mẫu mã đơn giản, nhiều cái nhìn hơi “quê mùa”, kém hợp tông với những gia đình có điều kiện & thị hiếu thẩm mỹ cao.

So sánh vòng dâu tằm vs vòng trầm hương cho bé

Là một doanh nghiệp uy tín về trầm hương ở Việt Nam, thương hiệu Trầm Tuệ đã tiên phong thiết kế ra những mẫu vòng tay trầm hương cho trẻ em. Đúng với tên gọi Vòng Bảo Nhi, Trầm Tuệ muốn giới thiệu với các cha mẹ một loại vòng không chỉ giúp trừ tà, bảo vệ bé yêu mà còn là một trang sức đẹp, tinh tế, đẳng cấp.

Một số hình ảnh về Vòng Bảo Nhi Trầm Tuệ:

Dưới đây là bảng so sánh vòng dâu tằm vs vòng tay trầm hương Bảo Nhi:

Vòng trầm hương - vòng tránh tà cho bé yêu

Trầm hương là một loại linh khí của trời đất, chuyên dùng cho vua chúa, vương công đại thần ngày xưa. Trầm sinh ra từ cây dó bầu (còn gọi là cây trầm) – một loại cây xứ nhiệt đới, đặc biệt là ở miền Trung & Nam Việt Nam. Trong quá trình cây sinh trưởng, cây dó bầu bị mưa gió, sấm sét, mảnh bon đạn găm vào hoặc thú rừng, công trùng đọc khoét… gây ra tổn thương, khiến cây tiết ra nhựa để làm lành. Qua thời gian hàng chục năm, chỗ bị thương & vùng xung quanh hình thành nên một loại gỗ sẫm màu hơn, có mùi thơm rất đặc trưng và tính chất vật lý, sinh học khác hoàn toàn gỗ cây dó bầu.

Cây dó bầu thường sống trong những khu rừng già nhiệt đới “ma thiêng nước độc”, cọp beo rình rập nên việc khai thác trầm vô cùng vất vả, lấy được ít trầm ra đến cửa rừng còn bị các băng cướp chầu chực sẵn nên nhiều phu trầm đã phải đổi cả mạng sống. Vậy nên ngày xưa trầm hương vô cùng đắt đỏ, chỉ có tầng lớp chóp bu của xã hội mới có thể dùng được. Ngày nay việc khai thác trầm dễ hương nên dần dần nhiều người cũng có thể tiếp cận được.

Tháp Bà Ponagar Nha Trang, Khánh Hòa

Trầm hương bắt nguồn từ một truyền thuyết xa xưa: Nữ thần Thiện Y A Na, một vị thần đẹp của dân tộc Chăm (hiện còn được thờ phương trang nghiêm ở Tháp Bà – Nha Trang, Khánh Hòa), thường hay dạo chơi trong những cánh rừng ở Đăk Lăk, Khánh Hòa, các tỉnh miền Trung… Hương thơm của nữ thần tỏa ra, quyện vào cây trầm, nên về sau gỗ trầm còn vương mãi “mùi thơm thần thoại”.

Theo tập tục, vào những ngày lễ hội, cúng tế, giỗ tết, người ta thường thắp hương trầm hoặc đốt gỗ trầm trong lư, đỉnh cho thơm cửa nhà, đình chùa và dâng phần hương khói trân trọng đối với chư Phật, chư Tiên, chứ Thánh Thần, Tổ Tiên với lòng thành kính. Những người theo đạo Phật, đạo Hồi, đạo Bà La Môn & cả Công Giáo trên khắp thế giới cũng đều coi trầm hương như vật “giao lưu truyền cảm”, là cầu nối giữa thế giới thực tại với cõi thần linh.

Có lẽ vì vậy mà vào dịp rằm tháng 7 mọi người đổ sô mua vòng trầm hương về để trừ tà, gia hộ cho bản thân và đặc biệt là để bảo vệ con yêu.

Vòng Bảo Nhi Trầm Tuệ

Mẫu vòng VBNT03 cho bé trai
Mẫu vòng VBNG03 cho bé trai

Vòng Bảo Nhi Trầm Tuệ6 mẫu, 3 mẫu cho bé trai, 3 mẫu cho bé gái với mức giá dao động từ 500k – 900k tùy chất lượng trầm & mẫu thiết kế. Các bạn có thể xem mẫu & đặt mua tại web chính thức của Vòng Bảo Nhi Trầm Tuệ để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái đang tràn lan trên Facebook, Zalo hay các trang rao vặt kém uy tín nhé!

6 điều cấm kỵ đừng bao giờ làm với trẻ sơ sinh

chăm sóc trẻ sơ sinh, đừng làm với trẻ sơ sinh

Dùng mật ong tưa lưỡi, uống thêm nước, nằm gối hoặc ăn gia vị là những điều cấm kỵ với trẻ sơ sinh – các mẹ hãy ghi nhớ cẩn thận nha!
Muốn con khỏe mạnh từ lúc sơ sinh, cha mẹ trẻ cần tránh 6 điều sau đây:

1. Dùng mật ong tưa lưỡi

Cha mẹ không cho trẻ sơ sinh dùng mật ong để tưa lưỡi hoặc uống (pha cùng nước cam). Bởi hệ tiêu hóa của bé dưới 12 tháng tuổi chưa hoàn chỉnh, chưa đủ các vi khuẩn hữu ích, chưa thể tiêu diệt bào tử vi khuẩn Clostridium Botulinum có trong mật ong.
Độc tố Botulinum có khả năng tác động lên các dây thần kinh cơ, gây tê liệt, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con. Để bé được an toàn, mẹ hãy dùng dung dịch tưa lưỡi có bán ở các hiệu thuốc để vệ sinh miệng cho bé.

2. Cho con uống nhiều nước lọc

Nhiều mẹ cho bé uống nước sau khi bú, hoặc bổ sung nước cho bé sau các cữ bú để bé đỡ khát hoặc để tráng miệng cho bé. Điều này nghe có vẻ hợp lý, nhưng sự thật là rất có hại cho bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.
Ngoài ra, do hệ miễn dịch của bé vẫn còn yếu nên nước còn có thể là mầm gây bệnh cho trẻ nếu nguồn nước không an toàn, sạch sẽ. Không có nguồn nước nào sạch sẽ và đầy đủ bằng sữa mẹ. Sữa mẹ có thành phần 85% là nước, do đó, việc bú mẹ hoàn toàn có thể cung cấp nhu cầu về nước và dinh dưỡng cho trẻ, ngay cả trong điều kiện thời tiết nóng bức.
Cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nhiều nước có thể cản trở khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ và sữa bột. Kích thước dạ dày trẻ sơ sinh còn rất nhỏ. Việc uống thêm nước sẽ làm đầy dạ dày, khiến bé no và không chịu bú sữa mẹ. Bé được cho uống một lượng nước dù nhỏ cũng gây đầy bụng và không còn thèm sữa như trước. Do đó, lượng hấp thu sữa cũng giảm. Cho uống nước đường trong tuần đầu còn gây sụt cân và bệnh tật về sau, con sẽ cảm thấy đầy bụng và không muốn uống thêm sữa nữa.
 

chăm sóc trẻ sơ sinh, đừng làm với trẻ sơ sinh
Rung lắc trẻ càng mạnh tay có thể vô tình gây tổn hại cho não trẻ, chảy máu trong não. Ảnh: Babble .

Sự thật rung lắc trẻ càng mạnh tay có thể vô tình gây tổn hại cho não trẻ, chảy máu trong não. Những tổn thương này có thể xảy ra chỉ với 5 giây rung lắc, thậm chí là 3 giây.
Những tổn thương này rất khó có thể phát hiện, trừ trường hợp nặng. Nhưng khi lớn, trẻ có thể bị chậm phát triển trí tuệ, thị lực kém, rối loạn hành vi nói và nghe, động kinh, tổn thương kỹ năng nhận thức và định hướng.

4. Ủ ấm và chườm đá khi trẻ bị sốt

Trẻ sơ sinh thân nhiệt khá cao nên không quấn con hay ủ con quá chặt trong nhiều lớp áo quần khăn xô. Ủ ấm bé dẫn tới bé bị đổ mồ hôi, thấm ngược lại cơ thể và gây viêm phổi.
Khi trẻ sốt, không nên ủ trẻ khiến thân nhiệt càng tăng cao, gây nguy cơ sốt co giật, cũng không được chườm đá, lạnh. Khi trẻ sốt, chúng ta chỉ nên mặc thoáng mát cho bé, cho bé ở phòng thông thoáng.

5. Cho con nằm gối

Trẻ sơ sinh không hề cần đến gối bởi xương sống của trẻ lúc mới sinh là đường thẳng: đầu và lưng phải thẳng với nhau. Nhiều mẹ cho rằng nên cho trẻ nằm gối cao để không bị trớ khi bú sữa hoặc để bé nằm thoải mái là sai lầm.
Gối đầu cao, cổ bé sẽ bị quẹo, xương sống bị thay đổi hình dạng, khiến khó hô hấp và nuốt thức ăn. Mẹ chỉ cần lấy khăn mỏng gấp lại kê cho con nằm thấm mồ hôi là được.

6. Nêm mắm, muối vào đồ ăn dặm

Trẻ dưới một tuổi chưa hoàn thiện chức năng của thận. Việc dung nạp quá nhiều muối có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng ở thận. Mẹ cần nhớ rằng lượng muối trong sữa mẹ, sữa công thức và các thực phẩm trẻ ăn hàng ngày đã cung cấp đủ lượng cần thiết cho trẻ.
Mẹ không cần phải bổ sung bất cứ thìa muối, giọt mắm nào trong chén cháo ăn dặm của con. Sau một tuổi, bạn có thể nấu đồ ăn cho con với một chút mắm.

Bác sĩ Nguyễn Minh Đức / Zing News